Thứ Hai, 17 tháng 5, 2021

Chốc lở ở trẻ sơ sinh như thế nào ?

 - Bệnh chốc lở ở trẻ nhỏ do 90% trường hợp bị chốc lở là các bé ở tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Đặc biệt bệnh rất dễ lây lan từ vùng da này sang vùng da khác hoặc tử trẻ này sang trẻ khác. Nguyên nhân gây chốc lở ở trẻ là do tụ cầu vàng và liên cầu khuẩn.



- Chốc lở thường xuất hiện ở chân tay, da đầu, bụng lưng trẻ với những bóng nước hình tròn, dẹp sau vài giờ, bóng nước đục dần, có mủ rồi vỡ, đóng vảy màu vàng. Trẻ bị chốc lở thường quấy khóc, bỏ bữa và hay dùng tay gãi vùng da ngứa, do đó, việc phải mặc quần áo chật hoặc quá dày cũng như thời tiết nóng bức sẽ khiến trẻ vô cùng khó chịu.

- Có nhiều dạng chốc lở: chốc lở truyền nhiễm, chốc lở mủ và chốc lở dạng phỏng. Trẻ bị chốc lở thường sưng hạch ở quanh vùng có vết chốc. Việc không được chữa trị kịp thời có thể khiến trẻ bị viêm cầu thận với những dấu hiệu điển hình như phù mặt, đi tiểu ít, tăng huyết áp, cứng khớp, đau xương…

 

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2019

Chăm sóc da bé khi bị muỗi đốt như thế nào ?

Không gì thơm tho, mềm mại như làn da em bé, nhưng cũng chính vì điều này mà trẻ nhỏ luôn là “miếng mồi” yêu thích của lũ muỗi đáng ghét. Vậy mẹ phải làm gì khi những con vật này gây dấu tích lên làn da của bé?

Vì sao muỗi chích da con lại bị sưng?
Cho dù ai cũng ước mong giá như không có loài sinh vật gây phiền nhiễu cho con người này tồn tại nhưng chúng vẫn hiện diện trước mắt chúng ta hàng ngày, hàng giờ. Với người lớn, khi bị muối chích còn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu thì những thiên thần nhỏ không may bị chúng chích sẽ chẳng biết làm gì hơn ngoài việc quấy khóc. Đây là tín hiệu để báo cho cha mẹ biết con đang rất khó chịu vì cảm giác ngứa ngáy xâm lấn.
Những chỗ muỗi chích bắt đầu phát tác, biểu hiện ngứa và sưng lần lượt xuất hiện. Hiện tượng này được lý giải là do một phản ứng của hệ thống miễn dịch với kháng nguyên được tiết ra trong nước bọt của muỗi. Trong khi thực hiện việc chích, muỗi cũng đồng thời đang tiêm một chút nước bọt nhằm “gây tê tại chỗ”. Chút nước bọt này của muỗi cũng hoạt động như một chất chống đông, ngăn ngừa máu đông vì thế muỗi có thể tự do hút máu cho đến khi no nê.
Ngay lúc này, cơ thể tiết ra kháng thể IgG và IgE để đối phó với cuộc xâm nhập đột ngột của muỗi. Do đó, quá trình này dẫn tới một phản ứng miễn dịch và biểu hiện là những vết sưng và ngứa trên làn da. Điều đáng nói là với con trẻ, khi bị muỗi chích chúng thường bị sưng và cảm thấy ngứa gấp nhiều lần hơn so với người lớn bởi vì làn da của trẻ còn quá mỏng manh để thích ứng và làm quen với điều này.
Với những trẻ nhỏ có làn da lành thì nốt muỗi sẽ ửng đỏ nhẹ với kích cỡ khoảng 1-3mm, sau đó thâm nhẹ rồi phai dần và trở lại sắc da bình thường sau vài ngày. Tuy nhiên, với những trẻ có làn da hơi mẫn cảm, những nốt muỗi đốt này sưng tấy đỏ chứ không chỉ dừng ở mức ngứa ngáy, mẩn đỏ nhẹ, trong có dịch mủ và thậm chí có thể gây viêm sâu vào da, hậu quả là những vết thâm xuất hiện trên da.
Con yên tâm, mẹ đã có vũ khí!
Chấm dứt ngay hiện tượng châm ngứa chính là điều mà con trẻ mong mỏi được “trợ giúp” vào lúc này. Do đó, tùy vào từng lứa tuổi, cha mẹ nên có những biện pháp tương ứng.
Với trẻ sơ sinh, biện pháp dễ dàng và nhanh chóng nhất thường được nhiều mẹ áp dụng, đó là lấy ngay sữa mẹ bôi vào vùng da đang tấy đỏ của bé. Sữa mẹ khi ấy chính là một chất kháng khuẩn dịu nhẹ, êm ái xoa dịu vết sưng ngứa. Ngoài ra, những biện pháp xoa dịu khác cũng được áp dụng là dùng nước muối sinh lý hay sữa tắm cho trẻ sơ sinh hòa cùng chút nước, rồi thoa lên vùng da bị muỗi cắn và lau sạch lại bằng nước.
Đối với trẻ lớn hơn (từ 6 tháng trở lên), mẹ có thể áp dụng những biện pháp dân gian như cắt một miếng khoai tây sống xoa vào chỗ muỗi đốt càng sớm càng tốt. Nước chanh cũng là liệu pháp thiên nhiên thích hợp trong trường hợp này. Mẹ lấy chút nước cốt chanh, lấy bông thấm chút hỗn hợp rồi bôi nhẹ nhàng lên vùng da bé mới bị muỗi đốt. Nếu vết sưng có vẻ hơi chai cứng, mẹ lấy ngay một viên đá, chà nhè nhẹ lên vết sưng để giảm cảm giác ngứa ngáy cho bé.

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

Những dấu hiệu nên đưa bé đi khám sớm bạn cần biết !

Nhiều bác sĩ cho biết, không ít bậc cha mẹ có thói quen chủ quan, lơ là với những biểu hiện sức khỏe bất thường của bé. Kết quả, họ thường đưa các bé đi khám khi tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng.
Kết quả hình ảnh cho sốt ở trẻ

Sốt ở bé sơ sinh

Nếu bé dưới 2 tháng tuổi có dấu hiệu bị sốt cao thì nhiều khả năng bé bị ốm nặng hơn cha mẹ nghĩ. Cho dù bé bị sốt mà không kèm theo những triệu chứng nào khác thì bạn vẫn nên lưu ý. Giai đoạn này, do hệ miễn dịch của bé còn yếu nên bé có thể dễ dàng mắc một chứng bệnh truyền nhiễm trầm trọng. Nhiều bậc phụ huynh nhầm tưởng bé bị sốt là do cảm lạnh. Tuy nhiên, nếu mắc cảm lạnh, bé thường không có dấu hiệu bị sốt quá cao.

Nếu bé xuất hiện những đám phát ban nhỏ li ti, màu đỏ (kèm sốt) thì có thể bé mắc chứng bệnh viêm màng não. Những nốt ban trông giống như đốm xuất huyết sẽ giữ nguyên màu sắc nếu bạn dùng tay ấn vào chúng; hoặc nốt ban có xu hướng chuyển sang màu tái trong giây lát khi bạn ấn ngón tay vào chúng; sau đó, chúng sẽ trở lại màu sắc như bình thường. Bé có thể xuất hiện những đốm xuất huyết trên da (không kèm sốt) sau khi bé bị ho hoặc nôn (trớ). Cũng có thể bé bị xuất huyết da sau khi tắm. Trường hợp này, đốm xuất huyết có thể được gây ra bởi sự phá vỡ các mao mạch, bạn nên đưa bé đi khám sớm.

Mí mắt của bé bị sưng đau kèm theo sốt

Sưng mí mắt có thể do bé bị côn trùng cắn; tuy nhiên, nếu kèm theo sốt, có thể bé bị nhiễm trùng xoang.
Dấu hiệu khác là mí mắt bé bị đỏ và sưng phù. Vài giờ đồng hồ sau, mí mắt của bé tiếp tục phồng lên khiến bé khó khăn khi cử động. Bạn nên đưa bé đi khám ngay lập tức.

Bé bị ho liên tục

Nếu bé bị ho nặng kèm dấu hiệu thở khò khè thì nhiều khả năng bé bị chứng hen suyễn tấn công. Trường hợp này, bé cần được khám và dùng thuốc trị hen theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bé tỉnh giấc giữa đêm cùng những tràng ho không ngớt thì có thể bé mắc chứng bệnh về thanh quản. Lúc này, bạn có thể bế bé đến khu vực không khí thoáng hơn như đứng cạnh một khung cửa sổ mở. Bạn nên đưa bé đi khám khẩn cấp nếu bé có dấu hiệu khó thở: xương sườn của bé cử động lên - xuống theo từng nhịp thở, cánh mũi của bé phập phồng…

Bé nôn (trớ) liên tục

Nếu tình trạng nôn (trớ) ở bé lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc bé có dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn, bạn nên đưa bé đi khám. Trường hợp khẩn cấp khác là khi bé bị nôn (trớ) ra máu hoặc đờm xanh, đờm vàng. Dấu hiệu này có thể là triệu chứng hẹp môn vị ở bé. Bé cần được chỉ định dùng thuốc và phẫu thuật bởi bác sĩ.

Bé đi khập khiễng hoặc mất khả năng leo trèo

Nếu bé khó khăn trong đi lại (không thể đứng bằng một chân); bé đột nhiên bị sốt thì có thể bé bị nhiễm trùng xương đầu gối hoặc xương hông. Trường hợp này, bé cần được bác sĩ khám nhanh chóng, bởi vì sự nhiễm khuẩn có khả năng phá hủy các khớp xương ở bé. Đôi khi, dấu hiệu bệnh ở bé sẽ trở nên đặc biệt nghiêm trọng nếu bé không được điều trị bằng kháng sinh (theo chỉ định của bác sĩ) trong vòng 48 giờ sau đó. Dấu hiệu điển hình là bé bị ốm trong ngày đầu tiên. Ngày tiếp theo, bé có khả năng bị sốt cao và đau nghiêm trọng ở một phần xương trên cơ thể. Nếu bé không thể cử động khuỷu tay, chân, vai thì bạn càng nên đưa bé đi khám sớm (đặc biệt là những bé dưới 2 tuổi).

Bé bị đau khuỷu tay

Nếu bạn chạm vào tay bé, bé phản ứng bằng cách khóc thét, kéo tay ra xa thì có thể bé đang bị đau khuỷu tay. Chứng bệnh này có thể gặp ở bé dưới 6 tuổi. Nguyên nhân có khả năng do bé bị trật khớp khuỷu tay. Trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành các thao tác nắn, chỉnh để khớp khuỷu của bé trở về đúng vị trí. Bạn nên đưa bé đi khám trước khi khuỷu tay bé có dấu hiệu bị sưng phù.

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

trẻ sơ sinh - Rôm sảy mùa hè cách phòng tránh ?

Vào mùa hè nóng nực, trẻ hay mắc rôm sảy, một bệnh da đơn giản, tự khỏi khi trời mát, nhưng nếu không biết chăm sóc, chữa trị có thể có biến chứng nặng hơn như viêm nang lông, mụn nhọt…

Kết quả hình ảnh cho rôm sảy
Nhiệt độ nóng làm cơ thể phải điều nhiệt bằng cách tiết ra nhiều mồ hôi làm giảm nhiệt độ cơ thể, khi mồ hôi tiết ra quá nhiều, thêm vào  việc các lỗ chân lông bị tắc do bụi bẩn, do nhiễm khuẩn làm cho mồ hôi bị ứ đọng trong ống tuyến bài tiết mồ hôi ở da gây rôm sảy (heat rash hay prickly heat). Chúng ta có thể thấy rõ rôm sảy thường hay xuất hiện vào mùa hè nóng nực, oi bức và ở các vùng da như trán, đầu cổ, ngực lưng... Tuy nhiên, một số trường hợp lại bị rôm khi trời mát mẻ. Tại sao? Đó là do các bậc cha mẹ quá cẩn thận nên mặc nhiều quần áo, quấn tã lót nhiều cho trẻ, do vậy trẻ bị ra mồ hôi nhiều và bị rôm sảy. Chúng ta cần biết rằng hoạt động chuyển hóa của trẻ rất mạnh, thân nhiệt của trẻ thường cao hơn người lớn, chúng ta cảm thấy lạnh nhưng chúng lại bị nóng. Hơn nữa, chức năng điều hòa thân nhiệt của trẻ chưa hoàn thiện như người trưởng thành.

 Biểu hiện của rôm sảy như thế nào?

 Rôm sảy thường thành đám, thành mảng lớn ở các vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như ngực, lưng, trán..., đôi khi có cả ở vùng kẽ lớn như nách, bẹn. Một số trường hợp nặng có thể bị gần như toàn thân. Thương tổn là các sẩn màu đỏ hồng, trên có mụn nước nhỏ, đôi khi có mụn mủ trắng xen lẫn. Da của trẻ bị viêm nên trẻ thường có cảm giác bứt rứt khó chịu, ngứa. Khi đó trẻ gãi làm da sây sát dễ bị bội nhiễm vi khuẩn. Trẻ nhỏ thường quấy khóc, ngủ không ngon do ngứa.  Tụ cầu trùng vàng là vi khuẩn thương gây bội nhiễm, gây viêm nang lông, nhọt. Khi trời mát, rôm sẽ tự lặn đi và để lại các đám vẩy da bong mỏng, màu trắng, ít ngày sau da trở lại bình thường không để lại sẹo. Khi gặp nóng bức trở lại, rôm sảy lại có thể xuất hiện ngay.  Các điều kiện thuận lợi làm rôm xuất hiện là nhiệt độ cao, vì khí hậu nóng ẩm, không thoáng khí, trẻ mặc quần áo bí hơi, mặc quá nhiều quần áo, ít tắm rửa.

 Khi bị rôm sảy thì phải xử trí như thế nào?

Phản xạ thường xảy ra là gãi, đôi khi các bà mẹ hoặc trẻ lớn hay giết rôm cho nhau. Việc này làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu lúc đó, nhưng hậu quả có thể gây biến chứng “cái sảy nảy cái ung”, nặng hơn nữa trẻ có thể bị biến chứng viêm cầu thận, nhiễm trùng lan rộng. Cho nên khi trẻ ngứa ta có thể xoa nhẹ để cho chúng đỡ ngứa, không nên gãi, hay giết rôm.

Nguyên tắc xử trí là cho cơ thể mát mẻ, thoáng khí, chống viêm da.

Xử trí:

- Cho trẻ ở nơi thoáng mát, thông gió. Tránh những nơi đông đúc, ngột ngạt, nơi nóng bí gió. Quần áo, tã lót dùng loại vải sợi, mỏng, rộng thoáng, thấm mồ hôi, không dùng các loại sợi tổng hợp, bí mồ hôi.

-  Tắm thường xuyên cho trẻ giúp cho cơ thể mát, da sạch sẽ, các lỗ chân lông không bị bịt kín. Tắm bằng thuốc tím pha loãng, sữa tắm cho trẻ, không sử dụng loại xà phòng hay sữa tắm có độ pH không phù hợp với da. Có một số loại lá, quả dùng tắm rất tốt như mướp đắng, rau má, sài đất, vỏ dưa hấu, lá đào, lá dâu...

- Xoa phấn rôm cũng làm cho da được khô, chống viêm và thoáng mát. Tuy nhiên, nên xoa ngay sau khi tắm, không xoa khi mồ hôi nhiều vì như vậy sẽ làm bịt lỗ chân lông lại .

- Trường hợp da bị viêm nhiều, lâu khỏi cần bôi kem có corticoid nhẹ, trong kem có thể có kháng sinh chống nhiễm khuẩn, tuy nhiên nên đi khám bác sĩ để được chỉ định đúng, tránh các biến chứng xảy ra và đặc biệt không nên lạm dụng thuốc. Bôi các loại mỡ, thuốc mỡ kháng sinh không những làm cho da bị bít mà còn có thể gây dị ứng.

- Khi có nhiễm trùng nang lông với biểu hiện các mụn mủ, mụn to cần bôi cồn iod hữu cơ như betadin nhiều lần trong ngày.

-  Uống đủ nước, có thể uống nước sắn dây, nước sài đất, đỗ đen, quả cam, chanh...Hạn chế các loại nước có nhiều đường.

-  Ăn: đủ vitamin, hạn chế ăn các thức ăn nhiều đường.

  Phòng tránh rôm sảy như thế nào?

Để phòng tránh rôm sảy cho trẻ mùa hè thì việc đầu tiên là luôn để cho trẻ ở nơi thoáng mát, tránh nơi nóng nực ngột ngạt và bí gió. Tránh cho trẻ ra ngoài vào những giờ nắng gắt từ 10h đến 15h, nếu cần ra ngoài vào lúc đó thì phải đội nón mũ rộng vành, mặc áo che kín da của trẻ. Tắm rửa hàng ngày bằng nước mát cho da dẻ luôn sạch sẽ, các lỗ tuyến được thông thoáng. Quần áo, tã lót mặc rộng thoáng, chất liệu cotton và thay thường xuyên. Chế độ ăn uống hợp lý, đủ lượng nước, có nhiều vitamin, hạn chế các đồ ăn có nhiều đường

trẻ sơ sinh - Dinh dưỡng với nhiễm khuẩn và miễn dịch ở trẻ sơ sinh

Trẻ em có tình trạng dinh dưỡng không bình thường ở nước ta còn ở mức khoảng 20%. Chủ yếu là suy dinh dưỡng và béo phì. Dinh dưỡng không bình thường, sức đề kháng kém, trẻ rất dễ mắc bệnh. Viêm phổi, tiêu chảy và một số bệnh nhiễm khuẩn khác lại làm cho tình trạng suy dinh dưỡng thêm nặng nề khó khắc phục. Vì vậy cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối để giúp trẻ phát triển thể chất bình thường và trí tuệ tốt.

Kết quả hình ảnh cho hô hấp ở trẻ

Thức ăn có chứa các thành phần dinh dưỡng cần thiết đó là protid, glucid, vitamin, các chất khoáng và nước. Nếu thiếu một trong các chất này có thể gây ra nhiều bệnh tật thậm chí tử vong.

Một mặt thiếu dinh dưỡng làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Mặt khác các nhiễm khuẩn làm suy sụp thêm tình trạng suy dinh dưỡng sẵn có. Hai điều này là một vòng xoắn luẩn quẩn.

Ảnh hưởng của tình trạng dinh dưỡng đối với tiến triển các bệnh nhiễm khuẩn không giống nhau như trong bệnh lao, bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ảnh hưởng này rất lớn, còn trong bệnh uốn ván, bại liệt thì ảnh hưởng rất ít.

Đối với miễn dịch thì thiếu protein – năng lượng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống miễn dịch đặc biệt là miễn dịch qua trung gian tế bào, các chức phận diệt khuẩn của bạch cầu đa nhân trung tính, bổ thể và bài xuất các globulin miễn dịch nhóm IgA. Ở trẻ suy dinh dưỡng, tuyến ức giảm về thể tích và có biến đổi hình thái. Các mảng Peyer ở ruột non cũng bị teo đét cùng với giảm các nang lympho bào. Các lympho T (trưởng thành ở tuyến ức) có vai trò miễn dịch qua trung gian tế bào và các lympho B (trưởng thành ở tủy xương) chịu trách nhiệm về miễn dịch dịch thể nghĩa là tạo ra các kháng thể đặc hiệu của các kháng nguyên tấn công cơ thể. Nếu trẻ suy dinh dưỡng thì số lượng lympho T luân chuyển giảm sút và quá trình trưởng thành của chúng bị rối loạn. Khi có giảm đáp ứng miễn dịch dịch thể vẫn cần tiêm chủng cho các trẻ này đặc biệt là bị sởi và ho gà.

Vai trò của một số vitamin đối với miễn dịch:

Vitamin A: Cần cho phát triển bình thường của cơ thể, cho chức năng của tế bào võng mạc, biểu mô hàng rào quan trọng bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào. Chức năng của Retinoid trong việc kiểm soát, biệt hóa tể bào là quan trọng trong hệ miễn dịch. Hai loại trong hệ miễn dịch mắc phải là thể dịch và tế bào đều bị ảnh hưởng của vitamin A và các chất chuyển hóa của chúng.

 Vitamin C: Khi thiếu thì sự nhạy cảm đối với các bệnh nhiễm khuẩn tăng lên. Một số nghiên cứu cho thấy khi cơ thể đủ vitamin C thì các globulin miễn dịch IgA, IgM đều tăng, tính cơ động và hoạt tính các bạch cầu tăng, kích thích chuyển dạng các lympho bào và giúp tạo thành một trong các thành phần của bổ thể: yếu tố C3.

Vitamin nhóm B: Đáng chú ý là vai trò của folat và pyridoxin.

Thiếu folat: làm chậm sự tổng hợp các tế bào tham gia vào các cơ chế miễn dịch nhất là miễn dịch qua trung gian tế bào. Thực nghiệm trên động vật thấy tuyến ức bị teo nhỏ và số lượng các tế bảo cũng giảm khi thiếu folat. Trên lâm sàng thiếu folat thường kèm thiếu sắt là hai yếu tố gây thiếu máu dinh dưỡng.

 Thiếu Pyridoxin: làm chậm trễ các chức phận miễn dịch cả dịch thể lẫn trung gian tế bào.

 Vai trò của một số chất khoáng đối với miễn dịch:

 Sắt (Fe): Cần thiết cho tổng hợp ADN. Fe còn tham gia vào nhiều enzym can thiệp vào quá trình phân giải các vi khuẩn bên trong tế bào. Khi thiếu Fe tính nhạy cảm với nhiễm khuẩn tăng nhưng Fe cần được kết hợp với các protein đúng mức mới hấp thu được nếu không Fe tự do sẽ là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy khi bổ sung Fe cần chú ý cả mặt protein – năng lượng của khẩu phần. Chỉ nên bổ sung Fe vào ngày thứ 5 hoặt thứ 7 của quá trình hồi phục dinh dưỡng. Fe ảnh hưởng tới miễn dịch qua trung gian tế bào nhiều hơn miễn dịch dịch thể vì thế ở trẻ thiếu Fe vừa phải việc tiêm chủng phòng bệnh vẫn cótác dụng.

 Kẽm (Zn): Hệ thống miễn dịch đặc biệt nhạy cảm với tình trạng Zn của cơ thể. Khi thiếu Zn tuyến ức nhỏ đi, các chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch bao gồm cả tế bào T, tế bào B và đại thực bào đến giảm thymulin một hormon của tuyến ức có chứa Zn. Trên chuột thực nghiệm nếu thiếu Zn có biểu hiện thiểu sản lách và tuyến ức, giảm sản xuất các globulin miễn dịch bao gồm cả IgA, IgM và IgG. Hiện tượng hoạt hóa đại thực bào và hiện tượng thực bào bị suy giảm được nhận thấy cả ở súc vật thực nghiệm và trẻ em bị thiếu Zn.

 Thiếu Zn đơn thuần ít gặp mà hay kèm theo thiếu protein – Fe và các vitamin.

 Đồng (Cu): Trẻ em thiếu đồng bẩm sinh (bệnh Menkes) thường chết do nhiễm khuẩn nhất là bệnh viêm phổi.

 Selen (Se): Là thành phần thiết yếu của glutathion – peroxydase là men góp phần giải phóng sự hình thành các gốc tự do, đó là một chất chống oxy hóa mạnh. Thiếu Se cùng với thiếu vitamin E sẽ làm giảm sản xuất kháng thể.

 Sự liên quan giữa các chất khoáng và miễn dịch cần chú ý:

- Còn nhiều chất khoáng khác như Mg, Co, I2, Ni  (Manhê, Coban, Iốt, Niken) và phần lớn các kim loại nặng cũng có vai trò đáp ứng miễn dịch nhưng các chất này vừa cần thiết vừa thiết yếu nhưng thừa sẽ gây độc.

- Sự thiếu tuyệt đối các chất này ít gặp trừ bị bẩm sinh.

- Thiếu Zn và Fe được quan tâm hơn cả trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

Như vậy các nhiễm khuẩn có thể làm rối loạn tình trạng dinh dưỡng hoặc làm trầm trọng hơn một tình trạng suy dinh dưỡng mới bắt đầu. Ngược lại các rối loạn dinh dưỡng có thể gây rối loạn các cơ chế miễn dịch, làm nguy cơ nhiễm khuẩn cao hoan. Cho nên một chiến lược toàn diện về sức khoẻ cộng đồng kết hợp phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn với phòng chống bệnh do thiếu dinh dưỡng mới có hiệu quả cao.

 “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, các bậc phụ huyenh cần hết sức quan tâm đến chế độ dinh dưỡng đảm bảo thành phần các chất dinh dưỡng cần đối, hợp vệ sinh. Thường xuyên theo dõi sự tăng trưởng của trẻ hàng tháng, hàng năm để có sự điều chỉnh thích hợp tránh để trẻ suy dinh dưỡng hoặc béo phì.

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2019

Trẻ sơ sinh và 1 số bài thuốc chữa bệnh đường hô hấp !

Bệnh đường hô hấp là một bệnh thường gặp bao gồm các biểu hiện viêm long từ mũi xuống phổi (viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi...). Theo y học cổ truyền, bệnh thuộc phế khí hư tùy theo nguyên nhân do phong hàn, phong nhiệt... mà dùng các bài thuốc sau:

Nếu người bệnh phát sốt, sợ lạnh, không ra mồ hôi, ho, khó thở. Không khát, khạc đờm nhiều, loãng, rêu lưỡi trơn nhuận, mạch phù khẩn. Nguyên nhân: do ngoài có phong hàn, trong có thủy ẩm.

Dùng bài: Tiểu thanh long thang: Ma hoàng 8g, quế chi 8g, thược dược 10g, cam thảo 6g, tế tân 6g, can khương 6g, bán hạ chế 10g, ngũ vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

Nếu ngạt mũi, ngứa họng, ho ra đờm, rêu lưỡi trắng mỏng, nguyên nhân do ngoại cảm phong hàn có nhiều đờm.

Dùng bài: Ma hoàng 8g, huyền y 8g, hạnh nhân 8g, cát cánh 10g, ngưu bàng 8g, tân di 8g, trần bì 10g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang.

Nếu ho khạc đờm vàng dính, chất lưỡi đỏ, rêu vàng. Dùng cách thanh nhiệt hóa đờm với các vị thuốc: Tang bạch bì 10g, qua lâu bì 10g, bối mẫu 10g, lô căn 10g. Sắc uống.

Nếu khạc đờm trong loãng, sợ lạnh, chân tay lạnh, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trơn.
Dùng cách: Khu hàn hóa đờm với các vị thuốc: Quế chi 12g, phục linh 10g, can khương 8g, bán hạ 10g, quất hồng 8g, cam thảo 6g. Sắc uống.

Nếu đau đầu chóng mặt, choáng váng, hoa mắt, ho thúng thắng. Nguyên nhân do phong đàm gây nên.
Dùng cách: Hóa phong đờm với các vị thuốc: Thiên ma 10g, câu đằng 10g, bán hạ 10g, phục linh 8g, quất hồng 8g, cát cánh 10g, cam thảo 6g, xạ can 8g. Sắc uống.

Nếu ho, tức ngực, khó thở, khạc đờm khó, có màu vàng. Da nóng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi dỏ, ngạt mũi. Dùng cách: Hóa đờm khai khiếu, giáng khí, với các vị thuốc: Ma hoàng 8g, tô tử 10g, bạch giới tử 10g, tân di 8g, tế tân 8g, bán hạ 10g, huyền sâm 12g, cát cánh 10g, tử uyển 10g. Sắc uống.

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2019

Thiểu năng tuyến giáp ở trẻ sơ sinh là như thế nào ?

Cháu tôi mới sinh nhưng phải nằm viện vì nghi ngờ bị thiểu năng tuyến giáp. Xin hỏi bệnh này là gì? Hậu quả như thế nào?
Kết quả hình ảnh cho tuyến giáp ở trẻ sơ sinh

Vũ Mai Liên (Nam Định)

Thiểu năng tuyến giáp là một bệnh lý xảy ra do tuyến giáp không sản xuất đủ hormon (nội tiết tố) đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết của cơ thể. Tuyến giáp là tuyến có dạng hình con bướm nằm ở phía trước cổ. Tuyến giáp có nhiệm vụ chính là tiết ra hormon giáp. Trong cơ thể chúng ta, có 2 dạng hormon giáp là Thyroxine (thường viết là T4 vì có 4 nguyên tử iod trong 1 phân tử thyroxine) và Tri-iodo-thyronine (hay còn gọi là T3 do có 3 nguyên tử iod trong 1 phân tử). 
Nội tiết tố T4 giữ vai trò tối quan trọng (sống còn) cho quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ. Nếu không được điều trị và phát hiện sớm, trẻ sẽ gặp những hậu quả như sau: da trẻ vàng nhiều, màu xám. Trẻ ngủ li bì, ít có phản ứng với tiếng động, táo bón, chân tay lạnh, lên cân ít, lưỡi thò ra ngoài. Lớn hơn một chút, trẻ phát triển thể chất và trí tuệ chậm hơn so với tuổi. Vì thế, các bậc cha mẹ nên tham vấn các bác sĩ nội tiết nhằm biết thực trạng bệnh của con mình để được chữa trị kịp thời